Nhận tín hiệu giao dịch Forex VIP miễn phí. Nhận tín hiệu
WikiFX Bị Chặn - Hồi Chuông Báo Động Cho Trader?
Những ngày gần đây, chúng tôi nhận được rất nhiều phản hồi từ độc giả về tình trạng tên miền www.WikiFX.com không thể truy cập được và bị chặn bởi “Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia” với lí do là họ đã vi phạm pháp luật về an ninh mạng. Vấn đề này đã thổi bùng lên nỗi lo sợ về độ uy tín cũng như tính pháp lý của một nền tảng tra cứu và đánh giá sàn giao dịch ngoại hối hàng đầu trên toàn cầu. Bài viết này sẽ phân tích, đánh giá và đem đến cho độc giả một cái nhìn khách quan về sự việc này. Liệu nhà đầu tư ngoại hối vẫn nên tiếp tục đặt niềm tin và WikiFX hay nên rời bỏ nền tảng này?
Nội dung chính trong bài viết
WikiFX là gì
WikiFX là một nền tảng cung cấp thông tin cũng như đánh giá và xếp hạng nhà môi giới giao dịch ngoại hối, được thành lập tại Hong Kong, Trung Quốc. Đây có thể được xem là một bên thứ ba nhằm kết nối nhà môi giới và nhà giao dịch với nhau ở mức độ khách quan nhất khi những đánh giá dành cho nhà môi giới được đóng góp bởi chính người dùng.
WikiFX có những tính năng chính như tra cứu hồ sơ pháp lý của nhà môi giới, tra cứu giấy phép quản lý từ những cơ quan quản lý tài chính, đánh giá mức độ rủi ro, uy tín, độ nhận diện thương hiệu cũng như xử lí khiếu nại và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Hiện nay, ngoài nền tảng trang web, WikiFX đã cho ra mắt ứng dụng của mình trên cả hệ điều hành iOS và Android với sự hỗ trợ lên đến 14 ngôn ngữ. Họ cũng đã có những chi nhánh đặt tại các quốc gia như Hong Kong, Úc, Indonesia, Thái Lan, đảo Síp, và Việt Nam. Có thể nói, WikiFX được xem là nền tảng đánh giá sàn giao dịch ngoại hối hàng đầu trên thị trường
Ảnh: Giao diện trên nền tảng ứng dụng di động
WikiFX hữu ích như thế nào?
Với độ phổ biến của mình, rất khó để có thể phủ định sự hữu ích mà WikiFX đem đến cho nhà đầu tư cũng như nhà môi giới.
Theo những thông tin mà WikiFX cung cấp, họ đã thành lập các nhóm khảo sát để thực hiện những chuyến đi thăm thực địa đến các trụ sở của những nhà môi giới nhằm đem đến cho người dùng một cái nhìn toàn diện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, độ uy tín của một sàn. Về điểm này thì khó có nền tảng nào đủ điều kiện để làm được như WikiFX.
Tuy nhiên, hiệu quả thực tế cũng như tính minh bạch của của những chuyến đi thăm này vẫn còn là một dấu hỏi. Sau khi xem xét sơ bộ, chúng tôi thấy được số lượng những sàn môi giới được WikiFX đến thăm chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trên hàng chục ngàn sàn môi giới được niêm yết trên nền tảng. Và điểm đặc biệt ở những sàn môi giới được “đến thăm” này là họ đều là những sàn môi giới lớn và có tiếng tăm. Ngoài ra, rất hiếm những sàn môi giới trẻ, có những ưu đãi tốt dành cho nhà đầu tư và được giám sát bởi cơ quan quản lý tài chính hàng đầu có cơ hội được “xác thực” bởi Wikifx. Điều này làm dấy lên nghi ngờ rằng WikiFX dành sự thiên vị nhất định đến những nhà môi giới lớn, và tình trạng này được xem là vô cùng nghiêm trọng khi nó sẽ làm giảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà môi giới, gián tiếp làm giảm lựa chọn đến nhà giao dịch. Bằng nghiệp vụ, chúng tôi đã tìm được bảng chào giá để WikiFX đến thăm quan văn phòng của nhà môi giới cùng những lợi ích khác với số tiền phải trả lên đến $80,000 (Hơn 1 tỉ 800 triệu VNĐ)
Ngoài ra, độ hiệu quả của cơ chế xác thực này cũng cần được xem xét lại khi mà những gì WikiFX cung cấp chỉ là ảnh chụp văn phòng cùng những thông tin vô cùng cơ bản về nhà môi giới, thứ mà bạn có thể tìm thấy chỉ bằng một cú click chuột trên Google. Thực tế, có vô số những sàn giao dịch không uy tín nhưng lại có văn phòng vô cùng chuyên nghiệp, đơn cử như sàn giao dịch Wefinex đang bị tố giác có dấu hiệu lừa đảo trong những tháng gần đây.
Mặt trái của WikiFX
Trong cuộc cách mạng 4.0 nơi mà vô số những dịch vụ điện tử được cung cấp miễn phí đến người dùng, người ta thường nói với nhau là “nếu bạn không phải trả tiền để sử dụng sản phẩm, thì bạn chính là sản phẩm của dịch vụ đó”. Quả thật là như vậy, liệu độc giả có bao giờ tự hỏi bằng cách nào mà Wikifx có thể tồn tại và sinh lời khi họ không hề thu bất kì chi phí nào từ người dùng? Câu trả lời chính là từ tiền “tài trợ” thu được từ các sàn môi giới. Theo nguồn tin từ các diễn đàn lớn trên thế giới, để được xếp hạng cao, thay vì là nhờ vào độ uy tín cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, các nhà môi giới phải bỏ ra số tiền từ $10,000 (tương đương 230 triệu VNĐ) hằng tháng cho Wikifx. Ngoài ra, họ cũng cần phải bỏ ra số tiền từ $10 để gỡ bỏ mỗi bình luận xấu từ một người dùng. Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về tình trạng này qua cuộc thảo luận trên hai diễn đàn quốc tế forexpeacearmy và quora.
“WikiFX là một trò lừa đảo. Họ luôn tống tiền những nhà môi giới để xóa đi những bình luận tiêu cực về họ. Một số người quen của tôi đã báo cáo họ trên Linkedin” - Người dùng NY Dude
“WikiFX là mafia và là kẻ cướp trong thị trường Forex. Họ đã cố tình đăng tải những thông tin dơ bẩn và sai lệch về sàn môi giới trên website của mình và cho họ điểm thật thấp. Sau đó, họ sẽ đề xuất những nhà môi giới này trả tiền cho một dịch vụ có tên là “EPC service”. Thậm chí, sau khi trả tiền sau, quản lý của WikiFX sẽ gửi bạn một email với nội dung “Với dịch vụ này, bạn sẽ thấy xếp hạng của mình tăng mạnh (hệ thống của chúng tôi sẽ tự động làm điều đó)... Bất kì nhà môi giới lừa đảo nào cũng có thể trả tiền cho WikiFX và ngay lập tức được leo lên đầu bảng xếp hạng của họ với những bình luận tích cực…” - Người dùng Aces Miles.
“Là một website không đáng tin cậy. Họ sẽ gắn mác những sàn lừa đảo là uy tín và những sàn uy tín là lừa đảo. Một ví dụ ở đây là những bình luận họ cung cấp về Etrade. Etrade là một công ty con của tập đoàn Morgan Stanley, một gã khổng lồ tại Wall Street. Thương hiệu Etrade là người đi tiên phong trong lĩnh vực nhà môi giới chứng khoán online trong thị trường Mỹ trước khi được mua lại bởi Morgan Stanley. Không một nhà đầu tư nào tại Mỹ cho rằng Etrade là lừa đảo, và chỉ có những người làm việc cho sàn giao dịch lừa đảo mới hạ thấp danh tiếng của sàn giao dịch uy tín và dẫn dắt nhà đầu tư vào sàn của họ. Sau khi kiểm tra, tôi nhận thấy phần lớn những sàn giao dịch chính thống tại Mỹ đều bị đánh giá xấu, điều này làm tôi hoàn toàn tin tưởng rằng WikiFX được điều hành bởi những người lừa đảo để dẫn dắt nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm” - Kevin Yee
Nhà đầu tư cần làm gì?
Đứng trước tình cảnh WikiFX đang bị cảnh báo bởi cục an ninh mạng và dần lộ ra những góc khuất trong cách làm việc, nhiều nhà đầu tư không biết phải làm gì để có thể đặt niềm tin và tiền bạc của mình vào đúng chỗ. Khi thị trường giao dịch ngoại hối ngày càng phổ biến, nhiều cá nhân xem việc giao dịch là một nguồn thu nhập chính thống thì nhu cầu về một nền tảng đánh giá sàn giao dịch vẫn luôn hiện hữu và luôn tăng cao. Sau hàng giờ tìm hiểu cũng như đánh giá, chúng tôi đã tìm được những bên cung cấp thông tin về nhà môi giới và xếp hạng họ một cách công tâm nhất. Điểm đặc biệt của những trang web này là đều được xây dựng bởi người Việt và họ luôn đứng về phía nhà đầu tư Việt Nam.
Thebrokers

Bình luận